Dầu mè(vừng) được chiết xuất từ các loại hạt mè (vừng), dầu mè chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được hết các tác dụng của dầu mè đem lại cho sức khỏe. Mè (vừng) đen là một nguyên liệu dùng trong thực phẩm cũng như chữa bệnh, làm đẹp rất tốt trong đời sống. Dầu mè đen, do vậy, cũng có rất nhiều công dụng như làm sáng mắt, làm mát cơ thể, dưỡng ẩm và làm sáng da.

Khi nghe đến dầu mè(vừng) nhiều người luôn nghĩ rất khó làm và tốn thì giờ. Thực ra làm dầu mè(vừng) không về khó như bạn đang nghĩ mà ngược lại vô cùng đơn giản và dễ dàng. 

me-den-4
Hạt mè đen

Cách chế biến dầu mè nguyên chất tại nhà

cỏ 4 láChuẩn bị nguyên liệu để làm dầu mè:

      Hạt mè (vừng) đen (nên chọn loại to, hạt đều và ít bị lép, mốc).  Hạt mè nên phơi khô từ 2 - 3 nắng.

      Vải lọc

      Máy xay sinh tố

      Nồi hấp cách thuỷ

      Chai thuỷ tinh

 cỏ 4 láCách thực hiện

Bước 1: Rửa mè qua với nước, những hạt hỏng, lép sẽ nổi lên trên. Lọc những hạt mè tốt, sa đó rang mè trên chảo đến khi sẫm màu. Trong quá trình này, bạn cần đảo chảo đều tay để không bị cháy nhé.

Bước 2: Cho mè đã rang vào máy xay, để chế độ xay khô và xay mè thành bột. Cho bột vào nồi hấp, tiến hành hấp cách thuỷ để mè tiết dầu.

Bước 3: Cho phần bột đã hấp vào túi vải, dùng máy ép hoặc dùng tay ép mạnh cho dầu chảy ra. Muốn thu được nhiều dầu, bạn cần dùng nhiều lực và ép mạnh tay. Cho phần dầu thu được vào chai thuỷ tinh để bảo quản và sử dụng dần.

Nếu các bạn muốn đầu tư hơn để thu được nhiều dầu mè (vừng) đen thì có thể mua máy ép chuyên dụng.

dau-me
Dầu mè

Cách bảo quản dầu mè(vừng) nguyên chất

sao bayVật dụng đựng dầu

Hiện nay rất nhiều người sử dụng các loại chai nhựa tái chế để đựng dầu. Họ không biết rằng trong các loại chai nhựa này luôn tiềm ẩn các nguy cơ gây hại. Trong đó dễ nhiễm nhất là hợp chất Phthalates. Hợp chất này là nguyên nhân gây nên các bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết tố ở nữ. Hơn nữa chai nhựa dễ bị bóp méo, dễ bị biến dạng và độ bền không cao.

Ngoài ra cũng không nên đựng dầu trong các loại chai lọ làm bằng kim loại. Vì chúng dễ làm dầu bị hỏng và tăng quá trình oxy hóa

Thay vào đó bạn nên đựng dầu trong các chai lọ thủy tinh. Bởi thủy tinh không dễ bị tác động bên ngoài và bị thay đổi cấu trúc. Khả năng vô trùng khá tốt bạn chỉ cần dùng nước sôi vệ sinh sau đó phơi khô là có thể đựng.

sao bayNhiệt độ bảo quản

Dầu sau khi ép xong đều đã được gia nhiệt làm nóng nên có thể trực tiếp sử dụng. Do vậy nhiệt độ bảo quản cũng nên ở mức vừa phải dưới 30 độ C. Điều kiện bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Để bảo quản tốt hơn nữa thì nên để ở ngăn mát.

Trường hợp không có tủ lạnh thì có thể để ở các tủ, kệ thoáng, tránh rơi, va chạm, tránh các nguồn nóng. Đặc biệt không để lọ dầu gần vật tỏa nhiệt như cạnh bếp ga, bếp nướng, bếp nấu,... Tùy thuộc vào gia đình bạn dùng dầu lạc hay dầu mè để bảo quản độ ẩm vừa đủ nhé!

dau-me
Bảo quản dầu mè

sao bayThời gian bảo quản

Vì là dầu thực vật tự ép tại nhà chưa qua quá trình thanh lọc và tiệt trùng nên dễ lẫn nhiều tạp chất lẫn nước. Vì vậy nên sử dụng trong thời gian ngắn tầm 3 tháng đổ lại là tốt nhất. Sau mỗi lần sử dụng nên đậy nắp và cất giữ cẩn thận tránh để tiếp xúc với không khí quá lâu sẽ dễ bị oxy hóa

Không nên để dầu bị các hợp chất khác lẫn vào, nhất là nước. Bởi nước dễ bị oxy hóa và làm dầu giảm đi các liên kết khiến nó nhanh bị hỏng hơn

Sự khác biệt giữ dầu mè (vừng) nguyên chất và dầu mè(vừng) công nghiệp

Dầu mè nguyên chất

Dầu mè nguyên chất còn gọi là dầu ép cơ học, chủ yếu dùng lực chà, ép hạt mè để dầu chảy ra tự nhiên.

Cách này hoàn toàn giữ được dưỡng chất, vitamin, hương vị của mè.

Vì ép từ hạt mè xay nhuyễn nên dầu có lãn xác mè đen, có màu vàng hơi tối, không tươi như màu của dầu công nghiệp.Khi để lắng hoản 1 tuần, xác mè lắng xuống đáy chai, màu sẽ sáng hơn một chút so với lúc mới ép ra.

dau-me
Dầu mè công nghiêp và dầu mè nguyên chất

Dầu mè công nghiệp

Dầu mè công nghiệp được chế biến theo quy mô lớn, chế biến công nghiệp.

Sau khi ép ra dầu mè thô, phải trải qua quá trình tinh luyện, phản ứng hóa học có nhiệt độ để tách và lọc dầu.

Dầu mè công nghiệp được tách lcoj kỹ nên có màu vàng tươi và trong veo. Tuy nhiên, vì sử dụng nhiệt, nên vitamin E trong dầu sẽ mất đi rất nhiều.

Dấu hiệu nhận biết dầu mè đã hỏng

qua phảiKhi dầu mè bị hỏng, màu sắc của dầu thường đậm, tối hơn so với màu dầu mới mua. Mùi không thơm mà có mùi ôi, cay đắng, gây khó chịu cho mũi khi ngửi, nếm thử bạn thấy vị đắng, chua.

qua phảiLưu ý khi bảo quản trong tủ lạnh, bạn sẽ thấy dầu hơi đông lại, đây không phải là hiện tượng dầu hỏng, bạn chỉ cần để chai dầu trong nhiệt độ phòng vài phút, dầu sẽ trở lại trạng thái thông thường và có thể dùng nấu ăn ngay nhé.

qua phảiPhát hiện dầu mè đã hỏng, bạn nên loại bỏ, không sử dụng tiếp để tránh làm giảm hương vị và chất lượng món ăn, không đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia đình khi tiêu thụ món ăn được chế biến bởi dầu hỏng.

Nhận xét&Bình luận