Nhiều người bảo ăn đậu phụ không tốt cho sức khỏe và có thể bạn đang gặp phải vấn đề khi sử dụng loại thực phẩm này. Vậy hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về 8 tác dụng của đậu phụ đối với sức khỏe và các món ăn ngon từ đậu phụ ra sao nhé!

8 tác dụng của đậu phụ và các món ăn ngon

1. Đậu phụ là gì?

Nguồn gốc của đậu phụ

Đậu phụ là thực phẩm quen thuộc của nhiều nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á và có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Có 3 giả thuyết liên quan đến nguồn gốc của đậu phụ:

Giả thuyết 1

Trong lịch sử Trung Quốc, các nhà lãnh đạo hoặc các nhân vật có tầm ảnh hưởng lúc bấy giờ, thường là người phát minh, tìm ra những thứ quan trọng và đậu phụ cũng không ngoại lệ. Nguồn gốc của đậu phụ có liên quan đến Lưu An – một vị hoàng tử nhà Hán thời ấy.

Một số học giả còn cung cấp thêm: có thể đậu phụ trong thời nhà Hán vẫn còn rất thô sơ và thiếu độ cứng, ít mùi vị nên mới được gọi là đậu phụ.

Giả thuyết 2

Phương pháp sản xuất đậu phụ có thể được phát hiện tình cờ trong quá trình đun sôi hỗn hợp đậu nành đã xay với muối biển. Muối biển là một yếu tố giúp cho đậu nành đông lại do chứa canxi và magie.

Giả thuyết 3

Việc tạo ra đậu phụ có thể do người Trung Quốc cổ đại đã học được phương pháp làm đông sữa đậu nành bằng cách mô phỏng theo kỹ thuật làm đông sữa của người Mông Cổ hoặc Đông Ấn lúc bấy giờ.

Đặc điểm của đậu phụ

Đặc điểm của đậu phụ

Đậu phụ là loại thực phẩm được làm từ hạt đậu nành - xay rồi ngâm vào nước. Tinh bột từ hạt đậu nành sẽ hòa lẫn với nước, lắng đọng, chảy vào khuôn (có hình dạng khác nhau như hình tròn, hình chữ nhật và hình vuông) rồi được ép thành khối đậu có độ mềm khác nhau. Tùy theo người làm mà vị của đậu phụ có thể hơi mặn hoặc ngọt nhưng đậu phụ rất thơm hương đậu nành và có màu trắng hoặc hơi ngả vàng.

Đậu phụ là tên gọi chung, ở miền Trung nước ta thường gọi là khuôn đậu, còn miền Nam gọi là đậu hũ hoặc tàu hủ.

Các loại đậu phụ

Các loại đậu phụ

Tùy theo mục đích sử dụng và phương pháp chế biến mà bạn có thể chia loại đậu hũ, như đậu phụ thường và đậu phụ non, hoặc đậu phụ tươi (được chế biến trực tiếp từ hạt đậu nành) và đậu phụ đã chế biến (sử dụng các phương pháp nấu ăn như chiên).

Nguồn gốc của đậu phụ

2. Giá trị dinh dưỡng của đậu phụ

Đậu phụ được làm từ hạt đậu nành, mà giá trị dinh dưỡng của đậu nành rất cao nên đậu phụ cũng được xem là loại thực phẩm cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng tương tự, nhất là chất đạm và các loại axit amin thiết yếu khác.

Trung bình, cứ 100gr đậu phụ gồm các chất dinh dưỡng sau:

Giá trị dinh dưỡng của đậu phụ

3. Tác dụng của đậu phụ với sức khỏe

Đậu phụ là thực phẩm ngon và được sử dụng nhiều trong bữa ăn với nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, như

Ngừa các bệnh tim mạch

Nhờ chất isoflavine trong đậu phụ, giúp cho cơ thể làm giảm mức cholesterol xấu LDL và hầu như không có ảnh hưởng gì đến cholesterol tốt HDL.

Ngoài ra, việc tiêu thụ protein (từ đậu phụ) có thể thay cho protein (từ động vật) góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch và huyết áp cao.

Vì thế, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyên chúng ta: mỗi ngày nên ăn ít nhất 25g protein đậu phụ để kiểm soát lượng mức cholesterol.

Đậu phụ ngừa các bệnh tim mạch

Giảm nguy cơ mắc các bệnh về ung thư

Genistein và isoflavone là hợp chất chứa nhiều trong đậu phụ, theo một số nghiên cứu lâm sàng chứng minh rằng hai hợp chất ấy có đặc tính chống oxy hóa và có khả năng làm ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Giảm nguy cơ mắc các bệnh về ung thư

Phòng bệnh tiểu đường loại 2

Theo kết quả nghiên cứu đã in trên Tạp chí dinh dưỡng, cho thấy rằng: những người chỉ tiêu thụ protein từ đậu phụ sẽ bài tiết ít protein hơn những người chỉ tiêu thụ protein từ động vật.

Trong khi đó, với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, thường gặp phải tình trạng thận bị suy yếu, làm cho cơ thể bài tiết quá nhiều protein qua nước tiểu, khiến cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất này. Vì thế ăn đậu phụ sẽ giúp cho người bị tiểu đường loại 2 ít bài tiết protein hơn.

Phòng bệnh tiểu đường loại 2

Tăng cường chức năng của thận

Đậu phụ chứa hàm lượng protein lớn nên có lợi cho việc cải thiện chức năng của thận, nhất là những người đang chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Ngoài ra, theo kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy: tác dụng của đậu nành còn ảnh hưởng tích cực đến những người bị bệnh thận mãn tính do protein có thể tác động đến hàm lượng lipid trong máu (giúp ích cho việc làm giảm nồng độ lipid).

Đậu phụ giúp tăng cường chức năng của thận

Hỗ trợ sức khỏe của xương

Chất isoflavone có trong đậu phụ còn hỗ trợ tốt cho sức khỏe xương khi có khả năng làm tăng mật độ khoáng trong xương, nhất là những phụ nữ sau thời kì mãn kinh và người lớn tuổi.

Đậu phụ hỗ trợ sức khỏe của xương

Ngăn ngừa các tổn thương cho gan

Theo kết quả nghiên cứu trên cơ thể chuột chứng minh rằng: việc ăn đậu phụ có thể giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây ra, tránh làm tổn thương gan và ảnh hưởng đến sự hoạt động của gan.

Đậu phụ ngăn ngừa các tổn thương cho gan

Giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh

Việc tiêu thụ các sản phẩm từ đậu phụ sẽ làm giảm các triệu chứng của thời kì mãn kinh. Chẳng hạn, có bằng chứng cho rằng: chất genistein có trong đậu phụ có thể giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng thời kỳ mãn kinh như nóng, khó chịu cơ thể.

Đậu phụ giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh

Giảm các bệnh về não do tuổi tác

Kết quả từ nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra việc sử dụng isoflavone để điều trị có mang lại hiệu quả tốt cho các chức năng của não bộ, như trí nhớ tốt, nói lưu loát,…

Bên cạnh đó, nhiều kết quả đã được công bố vào năm 2017 cho thấy rằng các sản phẩm từ hạt đậu nành có thể giúp ích cho những người bị bệnh Alzheimer nhờ hàm lượng lecithin chứa trong các thực phẩm đó. Chính lecithin giúp cho cơ thể sản xuất ra axit phospholipid phosphatidic (PA) và phosphatidylserine (PS) mà 2 loại axit này lại đóng vai trò quan trọng trong sự hoạt động của các neuron (thuộc não bộ).

Đậu phụ giảm các bệnh về não do tuổi tác

4. Các món ăn hấp dẫn với đậu phụ

Hương vị dễ ăn và tốt cho sức khỏe, nên đậu phụ rất được ưa chuộng vì có thể chế biến ra nhiều món ăn hấp dẫn như:

Đậu hũ sốt thịt bằm

Đây là món xào bổ dưỡng cho bữa cơm gia đình, màu sắc món ăn hấp dẫn kết hợp với vị nước sốt đậm đà chua ngọt. Lớp da vàng của đậu hũ bên ngoài được chiên sơ nhưng vẫn giữ được độ mền và vị thơm ngon bên trong, kết hợp với vị dai dai của thịt bằm.

Đậu hũ sốt thịt bằm

Bánh flan đậu hũ non chanh dây caramel

Với công thức mà Điện máy XANH hướng dẫn ngay sau đây, bạn sẽ cảm nhận được vị lạ miệng của món ăn này khi được làm từ đậu hũ non.

Đậu hũ mềm, trắng mịn kết hợp với nước sốt chanh dây chua ngọt hấp dẫn và chút hương vị đặc trưng của caramel, bạn có thể đánh lừa được vị giác của mấy đứa nhỏ trong nhà đấy!

Bánh flan đậu hũ non chanh dây caramel

Đậu hũ trứng bắc thảo chà bông

Đậu hũ trứng bắc thảo chà bông là món ăn vặt không thể bỏ qua. Đậu hũ mềm mịn hòa lẫn với vị béo của trứng bắc thảo, kết hợp với vị mặn ngọt của chà bông, nhâm nhi cùng bạn bè thì hết sẩy.

Chuyên mục:

Nhận xét&Bình luận