Trái cây và rau quả là một phần quan trọng của một chế độ ăn uống hàng ngày. Chất xơ, chất phytochemical, chất chống oxy hóa và các hợp chất khác từ trái cây và rau quả giúp chống lại các căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường.
Trái cây và rau quả không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng. Chúng chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp chống lại nhiều bệnh mãn tính. Nhưng, nên nhớ rằng, không có một loại thức ăn chứa đầy đủ hết tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy, chúng ta nên dùng nhiều loại rau và trái cây trong chế độ ăn uống hàng ngày để giúp cho sức khỏe tăng cường tối đa. Dưới đây là danh sách của 25 loại trái cây rất tốt cho sức khỏe.
Trái cây và rau quả là một phần quan trọng của một chế độ ăn uống hàng ngày. Chất xơ, chất phytochemical, chất chống oxy hóa và các hợp chất khác từ trái cây và rau quả giúp chống lại các căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường.
Trái cây và rau quả không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng. Chúng chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp chống lại nhiều bệnh mãn tính. Nhưng, nên nhớ rằng, không có một loại thức ăn chứa đầy đủ hết tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy, chúng ta nên dùng nhiều loại rau và trái cây trong chế độ ăn uống hàng ngày để giúp cho sức khỏe tăng cường tối đa. Dưới đây là danh sách của 25 loại trái cây rất tốt cho sức khỏe.
Kiwi: Kiwi Ze chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu như vitamin, khoáng chất và các chất tăng cường sức khoẻ khác. Chỉ với một quả kiwi, bạn đã được cung cấp hàm lượng lớn vitamin C, chất xơ, kali, cũng như vitamin E và acid folic. Kiwi có thể giúp duy trì và phát triển xương, sụn, lợi và răng vì nó có vitamin C nhiều hơn so với cam.
Táo: Flavonoid, một chất chống oxy hóa trong táo, có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn và tiểu đường. Các sợi của một quả táo giúp làm sạch răng và vòm miệng khỏi vi khuẩn và dư lượng thức ăn. .
Bơ: Các axit béo không bão hòa đơn có trong bơ giúp làm giảm cholesterol. Do đó, chúng có thể dùng để thay thế các chất béo không tốt trong bữa ăn của bạn.
Chuối: Chuối là một nguồn giàu kali có thể giúp duy trì mức huyết áp khỏe mạnh.
Mâm xôi: Màu tím đậm của quả mâm xôi là do anthocyanin, một chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.
Việt quất: Có nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer và Parkinson.
Dưa đỏ: Trái cây này giàu chất chống oxy hóa beta carotene, giúp giảm nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể.
Cherry: Quả Cherry hay còn gọi là quả anh đào. Quả cherry không những rất ngon miệng mà quan trọng hơn, nó còn mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích về sức khỏe mà bạn không ngờ tới: Giàu Vitamin A, Cho giấc ngủ sâu, Tốt cho não bộ, Chống Viêm, Chống Ung thư, Cho trái tim khỏe mạnh, Phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Nam việt quất: Các tác dụng kháng khuẩn trong nam việt quất có thể giúp trong việc điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, đặc biệt khi dùng ở dạng nước ép. Quả nam việt quất cũng được dùng trong phòng chống loét và sỏi thận.
Khô sung: Khô sung giàu chất xơ và có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim.
Nho: Resveratrol, một chất chống oxy hóa được tìm thấy trong nho có thể giúp giảm nguy cơ phát triển các cục máu đông và làm giảm huyết áp cao. Chất chống oxy hóa này cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Resveratrol cũng được phát hiện giúp kìm hãm sự lây lan của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú, đại tràng và dạ dày.
Bưởi (màu hồng): Flavonoid và lycopene từ bưởi cung cấp bảo vệ chống lại một số loại ung thư. Nó cũng giàu pectin, một chất xơ có thể giúp làm giảm mức độ cholesterol cao.
Xoài: Xoài rất giàu zeaxanthin và lutein, cả hai chất chống oxy hóa giúp bảo vệ thị lực và giảm nguy cơ phát triển của thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi.
Cam: Bên cạnh việc cung cấp vitamin C, cam cũng là nguồn cung cấp folate. Folate là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với phụ nữ mang thai vì nó có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của các khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi.
Đu đủ: Da của trái đu đủ có chứa các axit đặc biệt giúp duy trì làn da khỏe mạnh. Papain, một enzyme trong đu đủ giúp hỗ trợ tiêu hóa.
Củ cải đường: Betaine trong củ cải đường giúp giảm viêm và giảm đau. Củ cải đường cũng rất giàu folate là một phức hợp vitamin B cần thiết giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Bông cải xanh: Indoles và sulforaphane, hai dinh dưỡng thực vật có trong bông cải xanh có tác dụng chống ung thư.
Củ cải đỏ: Cà rốt là một nguồn thực vật phong phú chứa các hợp chất chống oxy hóa và pro-vitamin A carotenes. Những carotenes và các hợp chất chống oxy hóa thúc đẩy thị lực tốt và giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư và các bệnh tim mạch.
Cần tây: Cần tây là một nguồn giàu vitamin C và các hợp chất, bao gồm cả phthalides và coumarins có thể giúp giảm lượng cholesterol và ngăn ngừa ung thư.
Cà tím: Bên cạnh sự phong phú trong một loạt các vitamin và khoáng chất, cà tím cũng giàu nasunin (được tìm thấy dưới vỏ) được coi là một thực phẩm bổ não.
Đậu Hà Lan: Chứa 8 loại vitamin, 7 khoáng chất cùng với chất xơ và protein. Vitamin K cùng với folate và vitamin B6 từ đậu Hà Lan giúp duy trì xương khỏe mạnh.
Rau cải xoăn: Các chất dinh dưỡng thực vật organosulfur trong cải xoăn giúp ngăn ngừa ung thư đặc biệt là ung thư buồng trứng và carotenoid giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể.
Ô-liu: Ô liu là một nguồn các axit béo không bão hòa đơn và vitamin E tuyệt vời, giúp bảo vệ chống lại bệnh tim và sự mất gốc oxy hóa tự do trong cơ thể.
Rau bina: Rau bina là nguồn vitamin A, vitamin K, folate, magie, sắt mangan, canxi vitamin B, và vitamin E. Tất cả những chất dinh dưỡng này giúp bảo vệ cơ thể chống lại một loạt các bệnh như viêm khớp, ung thư ruột kết, bệnh tim mạch và loãng xương.
Cà chua: Cà chua chứa rất nhiều lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh giúp cơ thể chống lại giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư và cũng có thể giúp giảm mức cholesterol cao.
Chuyên mục:
Thông tin sức khỏe